0973 599 688

Tin thị trường

HIỂU SAI VỀ NƯỚC UỐNG CHO TRẺ SƠ SINH TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO



 




Hiểu sai về nước uống cho trẻ sơ sinh, tác hại như thế nào?

Bổ sung nước cho trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt nhất bằng sữa mẹ, tuyệt đối không cho bé uống nước, đó là lời khuyên từ các chuyên gia về dinh dưỡng cho trẻ em.

Trẻ sơ sinh có được uống nước không?

Cho trẻ uống nước để giúp sạch lưỡi hay tráng miệng cho bé là điều mà nhiều bà mẹ vẫn áp dụng khi chăm sóc bé yêu của mình hàng ngày. Với suy nghĩ nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số phụ nữ vô tư cho con mình uống mà không biết điều đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ sơ sinh.

Khuyến nghị từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) dành cho các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu cho bé ăn uống bổ sung cũng như tiếp tục cho bú sữa mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.

Nhu cầu nước của bé trong những năm đầu tiên

Nhu cầu nước của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt nhất bởi sữa mẹ và sữa ngoài. Dù đôi khi bé vẫn có dấu hiệu của việc khát nước nhưng bạn không nên lo lắng về điều đó, bởi tất cả các nhu cầu về nước của bé đã được đáp ứng đầy đủ bằng sữa mẹ.Trong sữa mẹ có đến 88% là nước. Quan trọng nhất là sữa mẹ có khả năng cân bằng tốt các chất điện giải hơn bất kỳ chất hỗ trợ nào.

Ngoài ra theo ý kiến từ các bác sĩ khi thêm quá nhiều nước vào chế độ ăn uống của mẹ đang cho con bú có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ. Khi bé bắt đầu bước vào quá trình ăn thức ăn đặc hơn, mẹ mới nên bổ sung một lượng nước thích hợp hơn cho cơ thể bé.
Bé dưới 6 tháng tuổi không nên bổ sung thêm bất cứ loại nước nào khác ngoài sữa mẹ.
Bé từ 6 đến 12 tháng cần khoảng 200ml - 300ml mỗi ngày.
Bé từ 1 tuổi trở lên nên uống nước theo nhu cầu.

 

Một số “rắc rối” về sức khỏe nếu trẻ sơ sinh uống nước lọc

Gây bệnh do nguồn nước không an toàn

Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Suy dinh dưỡng

Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé.

Loãng nồng độ natri

Các bác sĩ cũng giải thích thêm: Nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri.

Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác.

Kết quả hình ảnh cho Hiểu sai về nước uống cho trẻ sơ sinh, tác hại như thế nào?

Khi cảm thấy bé đang khát, đừng nên cho bé uống thêm nước hoặc bất kỳ thức uống nào khác, bạn có thể cho bé bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời cho bé.

Hãy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa, giúp bé nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Việc cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.

Dễ mắc bệnh tiêu chảy

Một tác hại nữa khi cho bé sơ sinh uống nước đó là do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu, nếu sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nếu cho bé uống vào, sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Do đó, đảm bảo nhất vẫn là chỉ cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

 

Cần một giải pháp linh hoạt hơn?

Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé  uống một lượng nhỏ nước ép trái cây. Khi bé bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống một chút nước để hệ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng táo bón. Nên cho bé uống thành từng ngụm nhỏ, từ từ (khoảng từ 25 -  50ml lần).

Tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nhi vẫn là biện pháp an toàn và tốt nhất khi bé gặp phải các vấn đề về ăn uống.